Các doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều vào Website. Chúng ta buộc phải đầu tư Content Website tốt hơn để thương hiệu nổi bật, thu hút và giữ chân khách hàng.
Sự cạnh tranh trên môi trường tiếp thị trực tuyến ngày càng lớn. Các doanh nghiệp hiện nay cần chi nhiều thời gian và tiền bạc hơn để nội dung của mình được chú ý. Một trong số những nội dung nên được cải thiện là Content Website. Bạn cần nghiên cứu, sáng tạo và xuất bản Content tốt hơn với chiến lược phù hợp. Nội dung có giá trị, phù hợp với thói quen, thị hiếu và nhu cầu tìm kiếm của người tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang trong quá trình lập kế hoạch để tối ưu nội dung Website cho năm 2021, thì bài viết hôm nay là một nguồn tham khảo khá hữu ích.
Tổng quan về xu hướng Content Website trong năm 2021
Không thể phủ nhận rằng tiếp thị nội dung đang và sẽ vẫn là một trong những trụ cột thiết yếu giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng. Trong đó, Content Website giữ vai trò quan trọng trong việc đưa trang Web của bạn lên Top trang công cụ tìm kiếm. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu. Việc thúc đẩy tiếp thị nội dung là điều cần thiết cho sự phát triển của thương hiệu. Đặc biệt, uy tín của thương hiệu được đánh giá là quan trọng hơn bao giờ hết trong năm 2021.
Sai lầm thường thấy của doanh nghiệp
Một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp mắc phải là chỉ tập trung vào mở rộng tên thương hiệu. Doanh nghiệp không có một tập thể hoặc cá nhân thuộc công ty làm đại diện, được khẳng định uy tín, tên tuổi. Trong khi họ cũng là nhân tố cấu thành nên thương hiệu.
Doanh nghiệp có thể tập trung vào một cá nhân có thẩm quyền, có vai trò là chuyên gia để đại diện cho một doanh nghiệp. Ví dụ thực tế bạn có thể tham khảo là trường hợp các CEO hoặc nhà sáng lập của các tập đoàn lớn như Elon Musk, Howard Schultz, hoặc Tim Cook đại diện cho doanh nghiệp của họ làm việc.
Một sai lầm khác thường thấy ở các doanh nghiệp nhỏ hơn là có quá nhiều người đại diện phát ngôn cho công ty. Nếu doanh nghiệp bạn có nhiều nhân viên, chuyên gia, hoặc Freelancer làm việc thì các chủ đề nên có các tác giả riêng. Riêng người đại diện phát ngôn cho doanh nghiệp thì nên có giới hạn trong phạm vi những cá nhân có uy tín, tầm ảnh hưởng nhất định.
Xu hướng Content thường được doanh nghiệp lớn sử dụng
Bạn nên đưa những nhân vật có thẩm quyền cao trở thành người đại diện cho các nội dung quan trọng.
Các doanh nghiệp lớn, nhất là các Agency Digital Marketing uy tín thường không dùng những cái tên giả, từ chung chung như “nhân viên” để thêm tên tác giả cho bài viết. Bởi họ hiểu rằng việc để cái tên mơ hồ sẽ không xây dựng được độ nhận diện thương hiệu. Hơn thế nữa, điều này còn có thể khiến người theo dõi thiếu tin tưởng, ngăn lượt truy cập lại vào Website.
Doanh nghiệp nên đưa những nhân vật có thẩm quyền cao như CEO hiện diện, trở thành người đại diện cho các Content Website quan trọng. Việc này còn vô cùng có lợi đối với các dịch vụ/sản phẩm cho thị trường ngách. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý để các chuyên gia đại diện cho lĩnh vực mà mình có uy tín. Ví dụ chuyên gia về Content Marketing thì nên viết về Content Marketing, chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông xã hội nên viết về Social Media,…
Các bài viết theo ngôi thứ nhất như “tôi”, tên của cá nhân tác giả,… cũng được xem là lựa chọn thông minh. Điều này có thể giúp bài viết trở nên chân thật, mang tính đối thoại gần gũi, đáng tin cậy hơn với người đọc. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn cũng không bỏ qua phương pháp PR truyền thống.
6 Xu hướng Content Website không nên bỏ qua trong năm 2021
Như chúng ta đều biết, để duy trì sự phát triển, doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi và kết hợp các xu hướng nội dung, tiếp thị mới nhất. Những biến động năm vừa qua là một trong những động lực chính làm biến chuyển xu hướng Content Website năm 2021. Đặc biệt là trong những thời điểm bất thường, bạn cần phải điều chỉnh nội dung để làm cho nó phù hợp và hấp dẫn đối với đối tượng mục tiêu.
Tối ưu hóa việc nghiên cứu từ khóa
Bước đầu tiên để bạn có thể tạo và tối ưu Content Website là nghiên cứu từ khóa. Nhưng đáng tiếc là nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ qua bước này. Việc nghiên cứu từ khóa sẽ giúp tăng khả năng hiển thị cho trang Web của bạn trong kết quả tìm kiếm. Các Marketer có thể tham khảo một số cách nghiên cứu từ khóa sau:
Tỷ lệ 80% và 20%
Nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn tăng nhận diện, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Đây là tỷ lệ tương ứng của từ khóa trường tồn (“Evergreen”) và từ khóa thịnh hành. Mục đích việc nghiên cứu các từ khóa, nội dung Evergreen là để gia tăng giá trị, giải quyết vấn đề của người đọc trong một thời gian dài sau đó. Ví dụ đối với doanh nghiệp kinh doanh quần áo, bạn có thể tạo các nội dung về mẹo chọn quần áo phù hợp dáng người, cách phối quần áo đẹp,…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý nghiên cứu từ khóa thịnh hành. Chúng sẽ giúp bạn tăng nhận diện, thúc đẩy doanh số cho các sản phẩm mới nhất, phù hợp nhu cầu mới nhất của khách hàng. Ví dụ như một Agency Digital Marketing có thể tạo bài viết về dự đoán tìm kiếm, cách tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói,…
Tạo chân dung khách hàng
Doanh nghiệp nên dành thời gian để vẽ chân dung khách hàng.
Đây là xu hướng Content Website mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua. Các Marketer nên dành thời gian tạo ra một nhân vật hư cấu dựa trên sở thích, nhân khẩu học của đối tượng khách hàng mục tiêu đông đảo nhất. Bạn nên xây dựng tính cách người mua cụ thể. Ví dụ, khách hàng A sẽ tìm kiếm điều gì? Khách hàng này bị thu hút bởi loại CTA, hình ảnh thì sao? Từ khóa nào sẽ thu hút khách hàng này đến với nội dung của doanh nghiệp?
Giám sát hiệu suất từ khóa chặt chẽ
Sau khi nghiên cứu và tạo bài viết dựa trên từ khóa, bạn cần theo dõi chúng thông qua SEMrush. Nếu sau khoảng sáu tuần, bạn thấy có sự hoạt động không như bình thường, bạn cần phân tích tất cả các vị trí của từ khóa chính, Content. Sau đó, bạn tiến hành tối ưu từ khóa, bài viết để cải thiện hiệu suất. Hãy luôn đảm bảo theo dõi tiến trình SEO chặt chẽ, liên tục điều chỉnh, tối ưu các nội dung cũ.
Sử dụng từ khóa có liên quan
Các Marketer cần tìm thêm danh sách các từ khóa có liên quan.
Các Keyword có liên quan hỗ trợ gửi tín hiệu mạnh hơn đến người đọc, công cụ tìm kiếm về mục đích của trang. Chúng cho thấy mức độ liên quan đến chủ đề của bạn. Sau khi nghiên cứu và tìm được từ khóa chính, các Marketer cần tìm thêm danh sách các từ khóa có liên quan. Các bài viết nên bao gồm cả từ khóa chính và từ khóa liên quan.
Tối ưu hóa tiêu đề bài viết
Theo David Ogilvy, trung bình số người đọc tiêu đề quảng cáo nhiều gấp 5 lần số người đọc nội dung. 80% ngân sách của bạn được tiêu khi bạn viết tiêu đề. Tiêu đề là một trong những tín hiệu mạnh mẽ nhất để các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của Website. Vì thế, hãy tối ưu hóa tiêu đề bài viết tốt nhất có thể khi viết Content Website nói riêng, các loại nội dung nói chung nhé.
Các Marketer cần chú ý tạo thẻ tiêu đề làm người dùng chú ý, đáp ứng được nhu cầu SEO. Tiêu đề cũng phải có Keyword chính. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số yêu cầu sau:
Tiêu đề ngắn gọn trong khoảng 40-50 ký tự.
Thêm con số cụ thể vào tiêu đề. Điều này có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp lên 36%.
Bạn nên sử dụng dấu ngoặc vuông, ngoặc đơn trong tiêu đề để có thể tăng tỷ lệ nhấp lên 38%.
Tối ưu hóa Meta Description
Khi người dùng tìm kiếm từ khóa chính của bạn, chúng sẽ được in đậm trong mô tả Meta.
Các bạn chịu trách nhiệm kiểm tra, xuất bản Content Website có thể tham khảo một số cách tối ưu hóa Meta Description bên dưới:
Đảm bảo đoạn Meta Description nằm trong khoảng 150-160 từ.Xem Meta là công cụ hỗ trợ chính cho thẻ tiêu đề và như một cách quảng cáo miễn phí của bạn. Hãy thêm CTA để thu hút người đọc.
Meta Description phải luôn có từ khóa chính. Khi người dùng Search từ/cụm từ có từ khóa chính của bạn, chúng sẽ được in đậm trong mô tả Meta. Điều này sẽ ảnh hưởng lượt nhấp và gián tiếp tác động đến giá trị xếp hạng của trang. Bạn cũng nên thêm mô tả Meta ngay cả trên các trang liên hệ, chính sách bảo mật,…
Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề
Thẻ tiêu đề giúp tạo nên cấu trúc bài viết.
Thẻ tiêu đề giúp tạo nên cấu trúc bài viết. Chúng là các chủ đề phụ để chia nhỏ văn bản. Những bài viết dạng danh sách nên dùng các thẻ tiêu đề một cách phù hợp. Người đọc thường lướt nhanh bài viết và xem những thẻ tiêu đề này đầu tiên. Qua đó, học có thể biết bài vết có nội dung phù hợp với nhu cầu tìm kiếm không.
Hơn thế nữa, Google thường lấy các thẻ tiêu đề làm dấu đầu dòng cho một đoạn Snippet. Do đó, nếu bạn muốn giành thứ hạng trên Featured Snippet thì các thẻ tiêu đề giữ vai trò khá quan trọng. Một số lưu ý khác các Marketer cần quan tâm:
Chèn từ khóa tự nhiên, không nên nhồi nhét từ khóa cho mọi nội dung.
Ít nhất một thẻ tiêu đề có chứa từ khóa chính. Trong các cụm từ khác nên bao gồm các từ khóa liên quan có giá trị cao.
Viết thẻ tiêu đề thật ngắn gọn, từ sáu từ trở xuống.
Tối ưu hóa Internal Link và hình ảnh
Content Website không thể thiếu hình ảnh. Công cụ tìm kiếm sẽ không thể đọc hình ảnh (PNG, PDF,…). Vì thế, bạn cần sử dụng Alternative Text. Đối với hình ảnh trong bài viết, bạn cần lưu ý:
Nên thêm Alt Text có chứa một Keyword chính cho mỗi hình ảnh. Hàng ngày, mọi người tìm kiếm hơn một tỷ hình ảnh trên Google. Do đó, hình ảnh cần có văn bản thay thế chứa Keyword để doanh nghiệp nhận được các nguồn Traffic khác khi người dùng truy vấn tìm kiếm hình ảnh.
Tiêu đề ảnh duy nhất cho mỗi ảnh, có chứa từ khóa chính. Tiêu đề ảnh cũng nên tránh những cái tên vô nghĩa, khó nhớ như “Shutterstock – 239021349858905327319”. Trường hợp bạn có các hình ảnh với cùng Keyword, bạn chỉ cần ghi chú hình ảnh bằng cách đánh dấu các số -1, -2, -3,…
Các Marketer nên sử dụng chú thích bất cứ nơi nào có thể. Điều này có thể giúp bạn tăng thời gian On-page lên hơn 20%. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhồi nhét mọi thứ, hãy tạo chú thích rõ ràng, dễ hiểu. Chú thích ảnh có thể chứa các từ khóa có liên quan. Để phân biệt văn bản với phần nội dung, bạn cũng nên sử dụng chữ in nghiêng cho phần chú thích.
Đối với các Internal Links, chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với SEO. Nó gửi tín hiệu về mức độ liên quan của một trang khác trên trang web của bạn đến công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, nó cũng cho biết cách bạn đặt giá trị trên trang đó. Các Marketer cần lưu ý sử dụng Anchor Text chất lượng. Hãy tạo Anchor Text có chứa Keyword chính của trang được liên kết đến. Bạn cũng nhớ đừng Spam Internal Link nhé. Các Marketer nên sử dụng Internal Link những nơi hợp lý, để người đọc đánh giá cao, Click vào để tìm hiểu thêm.
Tối ưu hóa nội dung bài viết
Người đọc thường lướt nhanh nội dung và sẽ bỏ qua những phần có vẻ khó đọc.
Để tối ưu hóa Content Website, Blog, các Marketer sẽ cần chú ý rất nhiều vấn đề như không gian “tâm lý”, mật độ Keyword chính,…
Không gian “tâm lý”: Bạn cần hiểu tâm lý người đọc, tạo bài viết ghi điểm với họ. Người đọc thường lướt nhanh nội dung và sẽ bỏ qua những phần có vẻ khó đọc. Do đó, người sáng tạo nội dung nên viết ngắn gọn, Logic, tránh viết kiểu Faulkner, các câu dài, hoặc các đoạn văn bản quá dài.
Đừng quá chú trọng mật độ của Keyword chính: Thay vào đó, bạn nên tập trung sử dụng một cách tự nhiên Keyword chính và từ khóa liên quan xuyên suốt bài viết.
Độ dài bài viết: Bài viết càng dài, kết quả mang lại sẽ càng tốt hơn. Hãy tạo bài viết có tối thiểu 500 từ đối với các trang sản phẩm, danh mục chính. Cá bài viết Blog, chia sẻ kiến thức,… nên có số từ mức tối thiểu là 1.200. Các chủ đề khó, có tính chuyên môn cao nên được viết tối thiểu khoảng 1.500 từ.
Bạn nên quan tâm đến in đậm/in nghiêng và điểm đầu dòng (Bulletpoints): Chúng đều gửi đến công cụ tìm kiếm tín hiệu mạnh mẽ giúp giải thích, truyền tải thông điệp nội dung cho người xem.
Kết luận
Tiếp thị nội dung liên tục thay đổi và các xu hướng mới luôn phát triển. Khi lên kế hoạch cho chiến lược Content Website, Content Marketing cho năm mới, bạn nên ứng dụng những xu hướng trên. Chúc bạn sáng tạo nội dung chất lượng hơn và vượt các mục tiêu tiếp thị vào năm 2021.